![]() |
Ảnh: Mạnh Thường |
Trao đổi với VietNamNet,Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa hiện hành tuy không đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.
Các kiến thức này được đề cập ở bài học chính hay các bài đọc thêm.
Tuy nhiên, do hạn chế số trang sách giáo khoa trong khi nội dung cần truyền đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh.
"Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung các cuộc chiến tranh vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.
Trong lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, Bộ khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường đã làm. Ví dụ trường học ở TP Đà Nẵng đã tổ chức đưa học sinh đến bảo tàng, lồng ghép nội dung về chủ quyền biển đảo vào bài học và được các em hưởng ứng nhiệt tình.
Trước đó nhắc đến sự kiện 17/2/1979 khi Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, nhiều người bày tỏ bất bình khi thông tin về cuộc chiến chỉ có 11 dòng trong sách giáo khoa.
Về vấn đề này, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong một lần trả lời VietNamNetđã cho rằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 đến nay đã hơn 30 năm, “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.
Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.
Đồng chủ biên cuốn sách, GS Vũ Dương Ninh trả lời trên báo chí cho biết, ban đầu cuộc chiến được viết chi tiết với 4 trang, nhưng sau đó vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định và chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều và bị cắt chỉ còn 11 dòng. Những tác giả viết sách lúc bấy giờ cảm thấy không thỏa mãn, nhưng buộc phải chấp nhận.
Tôi thay đổi nhiều, sẽ sexy trong giọng hát
Hoàng Yến Chibi có nhận thấy mình đã thay đổi quá nhiều kể từ khi bước chân vào làng giải trí, nhất là phong cách thời trang?
- Tôi lớn rồi phải thay đổi chứ nhưng thay đổi theo cách của tôi. Quan điểm của tôi là không phải mặc áo hở, quần hở mới là sexy. Tôi có thể sexy theo cách của tôi, chẳng hạn như sexy trong giọng hát hát, sexy trong thần thái. Với lại, cơ bản tôi cũng chẳng có gì để hở vì không có được các vòng nóng bỏng như người ta nên phải cố gắng làm những việc khác. Tôi 25 tuổi đâu phải là trẻ con mà ngây ngô mãi được.
25 tuổi có mọi thứ trong tay, đó có phải là lý do để Hoàng Yến Chibi rời vòng tay mẹ ra ở riêng?
- Làm nghệ thuật mệt mỏi lắm! Có những quãng thời gian tôi không muốn gắt với mẹ nhưng không hiểu sao tôi lại cứ gắt. Tôi không biết đó có phải là tôi nữa hay không. Những câu nói gắt gỏng với mẹ cứ thế phun ra tôi không kiểm soát được.
Kể cả bạn bè chẳng hạn, ví dụ ai nói với tôi một câu chuyện rất nhẹ nhàng thôi, nếu tôi không thấy hợp tôi cũng gắt gỏng, quát lên, hét lên. Có những quãng thời gian đóng phim bị nhân vật ám ảnh có tôi cảm giác như rối tung lên chủ yếu với người thân.
Cho nên tôi nghĩ mình cần phải tách mẹ ra. Thứ nhất để bảo vệ tâm lý cho gia đình mình. Thứ hai để cho mình cũng có một không gian riêng đi sớm về muộn cũng không phiền hà gì. Tất nhiên, ở với mẹ tôi sướng vô cùng mẹ lo ăn uống đầy đủ như một công chúa không phải lo lắng gì. Nhưng ai rồi cũng lớn, tôi cũng đã trưởng thành cần phải thời gian để suy xét sắp xếp cuộc đời mình.
Cùng mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp giờ mẹ ở quận này, con ở quận khác, mẹ chị có buồn?
- Tôi nghĩ là cũng không buồn lắm. Tiếng là ở riêng nhưng chắc chỉ có khi ngủ thôi, sáng ra đã thấy mẹ đến đón tôi rồi. Ngày nào cũng gặp nhau mà, mẹ vẫn nấu cơm và nhắn tin có đồ ăn này ngon có con có về ăn không hoặc mẹ tôi mang lên cho tôi. Bà luôn tìm mọi lý do để gặp tôi.
Chồng phải kiếm được tiền hơn hoặc bằng
- Nói ở riêng để sắp xếp cuộc đời mình, phải chăng là Hoàng Yến Chibi chuẩn bị tiến xa hơn với bạn trai cao 1m79?
Tôi xin đính chính lại là chưa từng nói có bạn trai cao 1m79 mà đang tìm hiểu một bạn cao 1m79 và vẫn chưa đi tới đâu cả. 25 tuổi tôi phải nghĩ tới hôn nhân rồi chứ.
Mẹ khuyên 30 tuổi hãy lấy chồng nhưng tôi tính là cuối năm sau hoặc đầu năm sau nữa tôi sẽ lấy chồng chứ muộn quá ai thèm lấy. 27 tuổi mới đi tìm người yêu thì ai mà yêu, nó cứ sao sao ấy.
- Vì sao bạn suốt ruột chuyện chồng con sớm thế?
Vâng tôi sốt ruột chuyện chồng con hơn cả mẹ mình. Tôi sốt ruột từ năm 18 tuổi cơ. Mẹ tôi lấy chồng từ năm 17 tuổi giờ tôi 25 tuổi là đã vượt qua chính bản thân mình 7 năm rồi đó. Đây là cả một kỳ tích rồi còn gì năm sau lấy chồng là vừa rồi. Mỗi tội chưa biết lấy ai thôi (cười).
Đó là mong muốn, tôi cứ đưa ra mục tiêu thế chứ tôi thật sự đã biết lấy ai đâu. Hiện tại, tôi chẳng có thời gian để nghĩ nhiều hơn, khi nào rảnh yêu xong rồi cưới luôn. Từ tìm hiểu tới yêu nhanh mà cũng lâu. Tôi tìm hiểu 1 bạn cao 1m79 khá lâu rồi nhưng vẫn chưa yêu nhé. Tìm hiểu là cả một quá trình chứ yêu thì nhanh thôi.
Sao bạn phải tìm hiểu chàng trai 1m79 lâu thế, phải chăng người đó vẫn còn thiếu gì đó để yêu và gắn bó cả đời?
Tôi đã từng trải qua cuộc sống đầu đường xó chợ nên khi có ngày hôm nay thấy quý lắm. Ngay từ nhỏ tôi đã thấy tiền quan trọng như thế nào. Nhà nghèo, tôi chào đời, sữa uống là bác phải mua cho chứ ba mẹ không có tiền mua.
Mẹ từng kể, mẹ đi làm quên mang tiền, hỏi vay đồng nghiệp 1000 đồng để uống nước mà họ còn mỉa mai "Mày tới 1000 đồng trong túi không có là sao?". Tôi nghe chuyện đó càng cố gắng hơn để làm việc thật tốt, kiếm thật nhiều tiền sau này có cùng cực thế nào cũng không được đi xin, đó là miếng nợ. Thế nên tôi toàn cho bạn vay tiền chứ chưa vay của ai bao giờ.
Chính vì lẽ đó, người yêu của tôi chưa biết nhưng chồng chắc chắn phải kiếm tiền được bằng tôi hoặc hơn bởi nếu kiếm được ít hơn chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. Gia đình tôi đã rơi vào tình huống đó và tôi cảm thấy không nên lặp lại như thế nữa.
Rất nhiều gia đình cãi nhau cũng chỉ vì kinh tế tôi không muốn điều đó lặp lại đối với mình. Nói như vậy không phải vì tôi tham tiền phải lấy chồng giàu, bởi tôi cũng là người kiếm được ra tiền tôi mà. Tuy nhiên, lấy chồng không nhất thiết số tiền chồng kiếm được phải đưa cho tôi, nhưng tôi muốn chồng tự chủ và không tự ti khi kiếm được ít tiền hơn tôi thôi. Như thế tôi nghĩ trong gia đình mới có sự tôn trọng nhau.
Ví dụ trong thời gian quen nhau tìm hiểu nhau, bạn đó không có tiền cũng được. Nhưng yêu được một thời gian mà chúng tôi quyết định về chung một nhà, chắc chắc người đó phải kiếm tiền bằng tôi và hơn tôi, không thì thôi. Bởi vì tôi quan điểm, người đó đã không có gắng, không có quyết tâm thì thôi đi, tôi không chấp nhận người không có ý chí.
Tôi là con người sống rất tình cảm nhưng riêng chuyện yêu đương là dùng lý trí để yêu. Nhiều người bảo tôi ám ảnh quá khứ gia đình nhưng không hẳn thế đâu, đó là cách tôi tránh chuyện không hay xảy ra thêm một lần nữa thôi.
- Áp lực công việc, áp lực chuyện yêu đương với những tiêu chuẩn liên quan tới tiền, Hoàng Yến có khi nào nghĩ quẩn?
Nghĩ quẩn vì yêu đương thì chưa, nhưng vì công việc thì có. Có lần tôi đã nghĩ tới chuyện tự tử ở Hàn Quốc. Đứng ngay giữa ngã tư đường, cảm giác của tôi lúc đó giống như mọi người xem MV ca nhạc ấy, lạc lõng, quay tứ phía.
Đầu tôi chỉ nghĩ điều duy nhất là tại sao tại sao, mình đang làm gì ở chốn này vậy. Đó là lần tôi đi Busan cùng đoàn làm phim "Tháng năm rực rỡ". Lúc đó tôi vừa đóng xong 3 phim liên tiếp. Với 3 nhân vật khác nhau, quang thời gian đó, tôi không có khoảng nghỉ dành cho mình những cảm xúc và tính cách của nhân vật cứ ám ảnh trong đầu tôi, tôi đi chơi cũng không vui nữa. Nhưng may thay, tôi tự thoát ra khỏi ý nghĩ tiêu cực đó.
Lần lên tới đỉnh điểm, cảm giác tôi rơi vào trầm cảm 2 tuần. Đi làm thì chớ về đến nhà tôi ngồi lì. Đầu tôi luôn hiện lên câu hỏi: "Tôi cố gắng để làm gì, sao tôi phải cố gắng nhiều thế, sao cứ phải cố mãi cố mãi, cố vượt qua chính mình". Nhưng cũng may, sau 2 tuần tự nhiên suy nghĩ đó biến mất, tôi quay trở lại là tôi.
Tình Lê
Nhân dịp lễ tình nhân 2020, bộ đôi diễn viên chính của phim điện ảnh “Cuốc xe nửa đêm” - Hoàng Yến Chibi và Quách Ngọc Tuyên đã tung ra bộ ảnh đầy ngọt ngào, lãng mạn nhưng cũng không kém phần trẻ trung.
" alt=""/>Hoàng Yến Chibi: Tôi từng muốn tự tử tại Hàn QuốcTôi thấy khó chịu khi chồng tôi tự nguyện "chịu trách nhiệm" với vợ cũ (Ảnh minh họa: Freepik).
Tôi cố tình để lại nhiều dấu vết trên cơ thể, trên quần áo và cả xe của anh trong những lần hẹn hò. Cuối cùng, ngày tôi mong chờ cũng đến, vợ anh nghi ngờ và phát hiện ra.
Tôi không biết vợ chồng anh đã trải qua những ngày tháng căng thẳng như thế nào. Chỉ biết, anh tránh gặp tôi một thời gian rồi quay trở lại trong bộ dạng buồn bã. Anh bảo, vợ anh muốn ly hôn, đòi nuôi cả hai con gái.
Một năm sau ly hôn, chúng tôi chính thức trở thành vợ chồng. Đám cưới chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai nhà, không có tiệc tùng rình rang, không xe hoa đưa đón. Anh nói, anh cảm thấy xẩu hổ khi ly hôn chưa bao lâu đã lấy vợ, cũng không muốn làm tổn thương hai con gái nhiều thêm.
Lúc đầu tôi khá buồn, cuối cùng vẫn chiều theo ý anh. Đám cưới thật ra có cũng tốt, không có cũng chẳng sao. Anh và vợ cũ từng có một đám cưới như mơ, cuối cùng thì sao?
Sau ly hôn, anh để lại nhà cho vợ cũ và hai con. Anh mua một căn hộ chung cư làm tổ ấm mới cho chúng tôi. Ngay khi vừa cưới nhau, anh giao ước, dù là vợ chồng, hai người vẫn phải tôn trọng những khoảng riêng tư của nhau, tuyệt đối không xem điện thoại hay ví tiền và những thứ mang tính cá nhân khác. Vợ cũ của anh đã làm rất tốt điều này.
Sống chung tôi mới biết anh là người đàn ông khá nghiêm khắc và đầy quy tắc. Tôi luôn nghĩ là vợ chồng, không có gì không thể chia sẻ. Vậy mà anh cứ tỏ ra bí hiểm. Tại sao vợ lại không được phép xem điện thoại của chồng? Tôi không muốn giống vợ anh, đến khi mất chồng mới ngơ ngác biết mình bị phản bội.
Một hôm, nhân lúc chồng đang tắm, tôi dò mở điện thoại chồng. Mật khẩu thật may lại là ngày sinh của anh ấy. Tôi vào hộp thư Zalo, đập ngay vào mắt là tin nhắn anh vừa gửi cho vợ cũ ban chiều: "Anh gửi tiền sinh hoạt cho 3 mẹ con tháng này nhé", kèm theo đó là hình ảnh chuyển khoản số tiền gấp 3 lương của tôi.
Tôi lướt lên trên, phát hiện ra từ ngày ly hôn, tháng nào anh cũng đều đặn gửi từng ấy tiền cho vợ cũ. Vợ cũ của anh tuyệt nhiên không hề nhắn lại một lời nào.
Không kìm nổi tức giận, tôi chờ anh ngay cửa phòng tắm. Anh vừa bước ra, tôi đã khó chịu hỏi: "Mỗi tháng, anh đều gửi nhiều tiền cho vợ cũ như vậy. Anh đã lấy vợ mới rồi, vẫn còn nuôi cả vợ cũ cơ à?".
Chồng tôi bình tĩnh nói rằng, hồi mới cưới nhau, vì bị dọa sảy nhiều lần, vợ cũ phải nghỉ việc để giữ thai. Thời gian sau đó là chăm con nhỏ, rồi đứa thứ hai ra đời. Bao năm qua, kinh tế trong nhà anh lo, vợ cũ chuyên tâm cho chồng con. Sau khi ly hôn, chị ấy có xin việc đi làm nhưng vì nghỉ ở nhà đã lâu, bắt đầu lại khó khăn, công việc bấp bênh, thu nhập ít ỏi.
Anh nghĩ, mình không chỉ cần có trách nhiệm với con mà còn phải có trách nhiệm với vợ cũ. Dù sao cũng là anh ấy tệ bạc, anh ấy sai hoàn toàn.
Nghe chồng nói, tôi từ khó chịu chuyển sang tức giận. Có ai ly hôn, có vợ mới mà vẫn còn chu cấp tiền nuôi vợ cũ không? Giờ tiền của anh ấy cũng là tiền của tôi, anh ấy nên bàn bạc với tôi. Anh ấy có trách nhiệm với con là đủ, đâu phải là nhà từ thiện.
Tôi định gặp vợ cũ anh ấy, yêu cầu chị ta đã ly hôn thì nên tự trọng, đừng nhận tiền từ chồng người khác. Chị ấy cũng có bằng cấp, có sức khỏe, chẳng lẽ không tự lo cho bản thân được mà phải dựa vào chồng cũ?
Theo Dân trí